Núi Thần Đinh danh thắng Quảng Bình


Di tích danh thắng núi Thần Đinh (núi Chùa Non) thuộc thôn Rào Đá, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh. Trong cuốn “Ô Châu Cận lục”, Tiến sĩ Dương Văn An đã mô tả: “An Mã chi cao, khi áp trực cửu tằng chi Hán: Thần Đinh tốt luật, thế binh thôn tứ bách chi châu” (Tạm dịch: Núi An Mã cao vút, khi thông xông thẳng chín tầng mây; Núi Thần Đinh nguy nga, thế hùng dũng trùm bốn trăm cõi).

Xem thêm: Kinh nghiệm Du lịch Quảng Bình

Núi Thần Đinh cao khoảng 342m so với mực nước biển, đây là ngọn núi đá tách dãi Trường Sơn ra đồng bằng ven biển nên nó đột khởi dễ nhận thấy. Từ đồi Hải Đăng hay cầu Dài (Đồng Hới) nhìn về Nam, theo sông Lũy, cuối dãi Đầu Mâu là núi Thần Đinh sừng sững. Nơi đây “Sơn thủy hữu tình”, “Sơn chí thủy giao” bởi núi tận cùng cao, nước giao hòa quanh năm.

Đường tới núi Thần Đinh
Đường tới núi Thần Đinh

Đường đến núi Thần Đinh

Đến với di tích Núi Thần Đinh, du khách tử thành phố Đồng Hới theo thuyền ngược dòng sông Nhật Lệ, lên Long Đại, rẽ sông Rào Đá là đến núi, hoặc bằng đường bộ, du khách đi theo đường Hồ Chí Minh nhánh Đông Trường Sơn, cách cầu Long Đại khoảng 2 km tới địa phận xã Xuân Ninh, rẽ về phía Tây khoảng 4 km hoặc đến địa phận xã An Ninh, huyện Quảng Ninh rẽ lên phía Tây, đi khoảng 5 km sẽ đến chân núi Thần Đinh. Để được thưởng ngoạn vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên nơi đây và dâng hương cửa Phật ở chùa trên đỉnh Thần Đinh, du khách phải vượt qua chặng đường dốc với 1.260 bậc đá.

Núi Thần Đinh
Chuẩn bị Leo núi Thần Đinh

Nơi xây dựng chùa Kim Phong

Núi Thần Đinh là thắng cảnh tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng cho mãnh đất Quảng Ninh nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung. Giữa muôn trùng núi đá là khu rừng nguyên sinh còn giữ được những vẻ đẹp hoang sơ với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Sự kiến tạo địa chất đã hình thành nên trong lòng núi nhiều hang động với thạch nhũ có hình ảnh đẹp lung linh, huyền ảo. Theo một số tài liệu ghi lại thì các bậc đế vương như Lê Thánh Tông, vua Minh Mạng đã từng đến nơi đây thưởng ngoạn.

Núi Thần Đinh
Trên đường thăm quan Núi Thần Đinh du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều vẽ đẹp xung quanh

Đặc biệt, theo sử sách và văn bia ghi lại, từ xưa trên núi Thần Đinh có chùa Kim Phong cổ tự (chùa cổ Kim Phong dân gian quen gọi là Chùa Non – một ngôi chùa được dựng bằng tranh tre từ thời Hậu Lê và được xây lại bằng gạch dưới thời Nguyễn (1829).

Vì vậy, người dân nơi đây vẫn lưu truyền câu ca dao:

Chiều chiều ngắm ngọn Thần Đinh

Chùa Non mây phủ trắng ghềnh Đại Giang

Ai lên kẻ Diện kẻ Tràn

Để anh lên Côộc để nàng theo anh

Theo sách “Ô Châu Cận lục” (1553) và “Phủ Biên tạp lục” (1776) thì vua Lê Thánh Tông năm 1470 khi kinh lý vào Nam, đến núi Thần Đinh, thầy núi chầu khác hướng nên cho quần thần đánh tượng trưng vào chân núi để phạt tội “bất nghĩa”. Theo văn bia núi Thần Đinh thì Thần Đinh có phong cảnh đẹp nổi tiếng gần đế đô (Huế).

Núi Thần Đinh
Núi Thần Đinh

Núi có đỉnh là Kỳ Lân phía Đông, đỉnh Thần Đinh phía Tây bắc, đỉnh Long Lão cao nhất ở Tây Nam. Ba đỉnh chầu lại thành thung lũng trên núi được nối kết tạo hình yên ngựa rộng khoảng 200m2. Ở đó có Kim Phong cổ tự dựa lưng vào núi đất, có tháp bên tả, có miếu Thần Đinh Sơn thần bên hữu. Cạnh bên tả chùa có hang núi. Chùa hướng về Bắc, nhìn ra cửa Nhật Lệ.

Cảnh vật với một màu xanh bát ngát

Để hình thành vườn chùa và các vườn cây thuốc, hoa quả trên núi. người xưa đã gia công xây kè thành nhiều khoảng bậc thang đến gần giếng Tiên và cửa động Thần Đinh, có kè đá cao hơn 2m. Các kẻ đã còn nguyên nhưng đang bị che phủ bởi cây cối, dây leo chằng chịt chưa được tôn tạo lại. Chùa có từ bao giờ không ai biết. Dựa vào văn bia có thể biết rằng từ trước thế kỷ 17, Hoàng Phủ Chân Quân, một vị tu sĩ đắc đạo đã ở chùa, tu luyện và viết binh thư. Khi Đào Duy Từ đầu thế kỷ 17 vào Nam, đến núi được Hoàng Phủ Chân Quân truyền cho binh thư.

núi thần đinh
Trên đỉnh núi Thần Đinh

Đến năm 1807, Hội thiện chùa Cảnh Tiên (Dinh 10) lên tôn tạo lại nhưng không thành. Năm 1825 đại sư Trần Gia Hội, quê ở Đức Phổ (Đức Ninh, Đồng Hới) từ chùa Thiên Mụ (Huế) ra, đã cho dựng chùa tranh trên núi và tu luyện ở đây. Năm 1829, hưu quan Lê Văn Trúc cùng cựu xã trưởng Cổ Hiền và nhiều thiện nam, tín nữ quyên góp công xây dựng chùa, miếu trên núi bằng gạch ngói. Ngoài ra còn xếp 1225 bậc đá ở chân núi phía Nam lên sườn núi để đến chùa. Đồng thời cho xây dựng nhà tăng cho các sư tăng ở chân núi thôn Rào Đá, sau gọi là nhà thiền sơ; cho đúc chuông, rước 11 pho tượng lên núi.

Từ năm 1627 đến năm 1634, Đào Duy Từ được chúa Nguyễn chọn làm quân sư và cho xây dựng hệ thống phòng thủ là các Lũy để trấn giữ. Lũy Trường Dục được xây dựng năm 1630, bắt đầu từ Thần Đinh đến Hạc Hải, lũy Đầu Mâu bắt đầu từ Đầu Mâu đến Nhật Lệ là công trình mà chúa Nguyễn trấn giữ để dựng nghiệp phía Nam. Theo nội dung văn bia được lập vào năm Minh Mạng thứ 11 (1830) chép về chùa Kim Phong. Đại lược bia chép rằng: Niên hiệu Chính Hòa đời Hậu Lê thứ 21(1697) chùa có 8 gian, do sư An Khả trụ trì, năm 1701 cho lập ruộng tam bảo để mở mang chùa. Nhưng sau một thời gian tồn tại chùa bị hỏa hoạn thiêu rụi, các sãi đều tan bỏ đi nơi khác.

Trên đỉnh núi Thần Đinh
Trên đỉnh núi Thần Đinh nhìn về sông Long Đại

Nếu du khách lên chùa chiêm bái, theo đường thủy đến bến Chúa (giữa làng Rào Đá) hoặc theo đường bộ đến chân núi theo hơn 1200 bậc đá để lên chùa. Lên núi, chiêm bái ở chùa, ở miếu, xuống giếng Tiên lấy nước thánh, vào động Thần Đinh chiêm ngưỡng quần thể các vị Phật cuối động do mầm đá tạo ra và tán lọng do nhũ đá hình thành nên bên vách với nhiều ảnh sắc kỳ bí, huyền diệu cho du khách mặc sức tưởng tượng.

Ở độ cao 342m trên núi Thần Đinh, du khách phóng tầm mắt về phía cửa biển Nhật Lệ, Thành phố Đồng Hới, một cảnh trí non sông, gấm vóc sẽ dần hiện ra. Con sông Nhật Lệ, Kiến Giang, Long Đại như 3 con rồng uốn khúc, lượn quanh hai huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh hóa vào trong màu xanh của cây cỏ, ruộng đồng, ảnh nước từ dòng Cẩm Ly gợi sáng như tấm gương phản chiếu.. Tất cả tạo nên vẻ đẹp hoang sơ, huyền ảo.

Trải nghiệm hấp dẫn trên đỉnh Thần Đinh

Trên núi Thần Đinh khí hậu tương đối ôn hòa, rất phù hợp cho những chuyến du lịch sinh thái của du khách. Không chỉ là những cảnh đẹp nên thơ, núi Thần Đinh còn chứa trong mình nó một hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Đây là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều loại gỗ quý như Táu, Huỵnh, Gõ, Lim… bên cạnh đó còn có nhiều loài động vật đang sinh sống như khỉ, vượn, kỳ đà…

Video tổng hợp thông tin núi thần đinh

Nếu ai đã một lần lên đây sẽ thấy trong muốn trùng sắc lá, san sát cỏ cây là tiếng chim kêu, vượn hú tạo nên những âm thanh của núi rừng chen lấn tiếng rì rào của cây cỏ gợi cho ta cảm giác như đang ở chốn bồng lai tiên cảnh. Đặc biệt chiêm ngưỡng rừng cây thiên tuế mọc trên vách đá, rể bám chặt vào các khe hở, chắt từng giọt nước trời. Trong điều kiện thời biết nào, Thiên tuế vẫn trầm tư tỏa một màu xanh riêng biệt. Từ chân núi ngước nhìn lên, ta không thể nhầm lẫn màu của Thiên tuế với màu của cây là khác.

Rời khỏi núi, đứng ở bờ Bắc Long Đại nhìn lên, mặt trên của núi tạc dáng hình Phật Bà đang năm gối trên đỉnh Kỳ Lân phía Đông, ngực căng đầy do 2 đỉnh Thần Đinh và Long Lão tạo nên, chân duỗi vào Lồng Đèn (Rào Trù) phia Tây. Được nghe kể về các giai thoại vua Càn Long dâng chuông cho Chùa Kim Phong: Thiện Chánh Hầu (cháu đích tôn của Nguyễn Hữu Dật, con trai trưởng của Nguyễn Hữu Hào) làm Chưởng dinh đạo Lưu Đồn (Dinh Mười) khi lên núi đã gặp Phật giáng thể hẹn gặp ở Bích Động.. thì du khách càng như được tôn thêm lòng thành kính và hướng thiện.

Núi Thần Đinh nhìn về phía Hồ Rào Đá
Chụp ảnh trên đỉnh núi Thần Đinh về phía Hồ Rào Đá

Cùng với nhiều điểm du lịch phía nam tỉnh Quảng Bình như Suối Nước Nóng Bang, Hang Chà Lòi, thung lũng tình yêu, khe nước lạnh và di tích bến phà Long Đại, Núi Thần Đinh hứa hẹn sẽ là điểm đến du lịch sinh thái, du lịch tâm linh đầy lý thú của nhiều du khách trong chuỗi hành trình khám phá những vẻ đẹp khi đến với Quảng Bình.

Netin Travel

Comments

Ghép tour Quảng Bình

Tìm tour