41 địa điểm du lịch Huế HẤP DẪN NHẤT


Du lịch Huế với những địa danh du lịch hấp dẫn đã được Unesco công nhận di sản Văn hóa còn có những địa điểm du lịch gắn liền với thiên nhiên thu hút du khách trong nước và Quốc tế.

Các địa điểm du lịch Huế đa dạng phù hợp với nhiều dòng khách khác nhau về văn hóa, thiên nhiên và ẩm thực để bạn có thể khám phá

Các địa điểm du lịch Huế gắn liền với thiên nhiên

Nhiều địa điểm du lịch Huế đẹp và thu hút du khách đến trải nghiệm và checkin. Xu hướng du lịch về với thiên nhiên được nhiều du khách lựa chọn trong thời gian gần đây.

17 tour du lịch mạo hiểm tại Quảng Bình

Sông Hương

Sông Hương là một trong những điểm du lịch Huế nổi tiếng thu hút du khách với vẽ đẹp thơ mộng của nó. Sông Hương có chiều dài 30 km, nước sông chảy chậm tạo ra nhiều khung cảnh lãng mạn. Màu nước sông Hương trở nên xanh hơn khi vượt qua chân núi Ngọc Trản – điện Hòn Chén, tạo nên một lòng vực sâu thẳm.

Du thuyền trên dòng Sông Hương
Du thuyền trên dòng Sông Hương

Sông Hương uốn lượn quanh co giữa núi rừng trùng điệp, đồi cây. Dòng sông chầm chậm lướt qua các làng mạc xanh tươi, rợp bóng cây của Kim Long, Nguyệt Biều, Vĩ Dạ, Ðông Ba, Gia Hội, Chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh, quyện theo mùi thơm của các loài hoa xứ Huế. Dòng sông xanh trong vắt lung linh như ngọc bích dưới ánh mặt trời. Ði chơi bằng thuyền để được ngắm cảnh Hương giang thơ mộng, nghe những điệu hò, dân ca xứ Huế lúc trời đêm thanh vắng là thú vui muôn thuở của bao lớp du khách….

Sông Hương là điểm đến hàng đầu của Du lịch Huế, du khách có thể checkin nhiều địa điểm gắn liền với Sông Hương.

Núi Ngự Bình

Núi Ngự Bình gắn liền với dòng sông Hương tạo thành vẽ đẹp Sơn Thủy Hữu tình của Huế. Núi cao 105 m so với mực nước biển. Sông Hương Núi Ngự đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế. Hai bên núi Ngự Bình có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Vương triều Nguyễn khi xây dựng kinh thành Huế đã chọn núi này làm tiền án của hệ thống phòng thành đồ sộ, kiên cố và đổi tên cho ngọn núi này là Ngự Bình.

Núi Ngự Bình
Núi Ngự Bình

Núi Ngự Bình không phải là 1 điểm checkin Du lịch Huế hấp dẫn hàng đầu song với sự kết hợp với Sông Hương làm đắm say du khách

Đồi Thiên An – hồ Thủy Tiên

Đồi Thiên An và Hồ thủy Tiên được ví là Đà Lạt Thu nhỏ trong thành phố Huế. Đồi Thiên An nằm gần với lăng mộ vua Khải định được giới trẻ checkin nhiều khi đi Du lịch Huế trong thời gian qua.

Hồ Thủy Tiên thu hút du khách checkin khi đi Du lịch Huế
Hồ Thủy Tiên thu hút du khách checkin khi đi Du lịch Huế

Trên đỉnh đồi có Tu viện Thiên An, chung quanh khu vực đồi có hồ Thủy Tiên và khu lăng mộ cổ Ba Vành, còn in dấu vết một nghi án xưa. Khung cảnh bình yên, không gian trong lành, Thiên An và Thủy Tiên là nơi nghỉ dưỡng cuối tuần khá thú vị. Hiện nay khu vực này là trung tâm vui chơi giải trí của Thừa Thiên Huế.

Đồi Vọng Cảnh

Đứng trên đồi Vọng Cảnh, người ta có được một cái nhìn bao quát đối với nhiều di tích cổ kính và những cảnh đẹp tuyệt vời ở một không gian thiên nhiên rộng lớn chung quanh, đặc biệt nhất là vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của sông Hương.

Checkin Đồi vọng Cảnh huế
Checkin Đồi vọng Cảnh huế

Ngọn đồi nằm giữa một khúc uốn mềm mại, dịu dàng và hấp dẫn nhất của dòng sông nổi tiếng đa tình và gợi cảm này. Đây là nơi sông núi xích lại gần nhau để tạo ra một không gian sơn kỳ thủy tú. Ý nghĩa của địa danh Vọng Cảnh là như vậy.

Điện Hòn chén

Điện Hòn Chén là một cụm di tích gồm khoảng 10 công trình kiến trúc to nhỏ khác nhau. Các công trình đều nằm lưng chừng sườn núi Ngọc Trản, hướng mặt ra sông Hương. Điện ẩn mình dưới những tàng cây cao bóng cả. Công trình kiến trúc chính của Điện Hòn Chén là Minh Kính Đài nằm ở giữa bên phải là nhà Quan Cư, Trinh Cát Viện, Chùa Thánh. Bên Trái điện hòn chén là dinh Ngũ Hành, bàn thờ các quan, động thờ ông Hổ, am Ngoại Cảnh. Phía ngoài bờ sông còn có am Thủy Phủ. Ngoài ra, còn có nhiều bệ thờ, nhiều am nhỏ nằm rải rác trong khuôn viên.

Tấp nập điện Hòn chén
Tấp nập điện Hòn chén

Điện Hòn Chén không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là một thắng cảnh điểm tham quan văn hóa Huế. Độc đáo thu hút hàng ngàn khách tham quan, nhất là vào dịp lễ hội tháng 3 và tháng 7 Âm lịch hàng năm.

Bãi biển Thuận An

Bãi biển Thuận An cách thành phố Huế 15km về phía Đông. Biển Thuận An là địa điểm thu hút rất đông người dân xứ Huế về hóng mát và tắm biển vào dịp hè. Thời kỳ tấp nập nhất ở đây thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 lúc tiết trời nóng bức nhất.

Tắm biển Thuận An
Tắm biển Thuận An

Du khách về Thuận An có thể đến tham quan miếu Thái Dương ở gần đó với sự tích nữ thần Thái Dương được dân làng hết sức sùng bái, hoặc thăm miếu Âm Linh thờ thần cá voi, con vật linh thiêng của dân miền biển.

Hồ Tịnh Tâm

Hồ Tịnh Tâm là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của đất Kinh thành Huế xưa. Ngày xưa Hồ là một đoạn sông Kim Long được cải tạo lại. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), triều Nguyễn đã huy động tới 8000 binh lính tham gia vào việc cải tạo hồ, biến nó trở thành một Ngự Uyển của Hoàng gia. Sau khi hoàn thành, hồ mang tên mới là Tịnh Tâm.

Hồ Tịnh Tâm có bình diện hình chữ nhật, chu vi gần 1500m (354 trượng 6 thước). Trên hồ có ba hòn đảo Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu. Đảo Bồng Lai, ở phía nam hồ, chính giữa có điện Bồng Doanh, 3 gian 2 chái, mái trùng diêm, lợp ngói Hoàng lưu li. Điện xây mặt về hướng nam, có lan can gạch bao quanh, phía trước lại có cửa Bồng Doanh, rồi cầu Bồng Doanh nối đảo với bờ hồ phía nam. Phía đông điện Bồng Doanh có nhà Thủy tạ Thanh Tâm, quay mặt về hướng đông. Phía tây điện có lầu Trừng Luyện, quay mặt về hướng tây. Phía bắc là cửa Hồng Cừ và một chiếc cầu cùng tên.

Bãi biển Cảnh Dương

Bãi biển Cảnh Dương là một trong những bãi biển đẹp ở Thừa Thiên Huế. Cảnh Dương là điểm thu hút du khách khi đi Du lịch Huế. Biển Cảnh Dương cách thành phố Huế chừng 60 km về phía Nam. Bãi biển Cảnh Dương dài 8 km, rộng 200 m, hình vòng cung, nằm giữa mũi chân Mây Tây và chân Mây Ðông, bờ biển có độ dốc thoai thoải, cát trắng mịn, nước biển trong xanh và tương đối kín gió rất thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch và thể thao.

Bãi biển Lăng Cô

Bãi biển Lăng Cô dài khoảng 8km, cuối Huế, nằm dọc Quốc lộ 1A, cạnh đèo Hải Vân và cách Vườn Quốc gia Bạch Mã 24km. Du khách đến biển Lăng Cô thường nghỉ dưỡng và tắm biển, bờ biển thoải, cát trắng, sóng vừa và lớn. Gần , Gần đây nhiều hoạt động du lịch lặn biển và cắm trại gần Biển Lăng Cô thu hút du khách trong và ngoài nước. Đảo Sơn Chà có vị trí giữa Đà nẵng và Huế thu hút được du khách cả 2 đến trải nghiệm.

Checkin Lăng Cô ( Ngọc Anh Trần)
Checkin Lăng Cô ( Ngọc Anh Trần)

Hiện nãy Bãi Biển Lăng cô là điểm đến hấp dẫn cho hoạt động nghỉ dưỡng, trải nghiệm của Du lịch Huế.

Hải Vân Quan

Ngày xưa, Hải Vân Quan là một vị trí chiến lược xung yếu của Thuận Hóa – Phú Xuân – Huế về quân sự cũng như giao thông bằng đường bộ, đó là cửa ngỏ phía nam của vùng đất này. Hải Vân Quan nằm ở đỉnh đèo vắt qua một rặng núi đâm ngang ra biển từ dãy Trường Sơn. Đỉnh đèo Hải Vân ở độ cao 496m so với mực nước biển cách Huế 77,3km về phía Nam và cách Đà Nẵng 28,7km về phía bắc.

Hải Vân Quan nằm giữa Huế và Đà Nẵng
Hải Vân Quan nằm giữa Huế và Đà Nẵng

Trong “Dư địa chí” đầu tiên của nước ta do Nguyễn Trãi biên soạn vào năm 1435, tác giả đã nói đến địa danh “Ai Vân”, như là một yếu điểm trên con đường từ Thuận Hóa đi vào Quảng Nam.

Và hiện nay, cùng với Lăng Cô – Bạch Mã – Cảnh Dương, Hải Vân Quan là một điểm đang thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan thưởng ngoạn cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng và biển.

Núi Bạch mã

Núi Bạch Mã cách Huế 60km về phía Nam, ở độ cao 1.450m, là nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Việt Nam. Trên đỉnh núi hùng vỹ 4 mùa xanh tươi với thác nước, suối rừng, là cả một vùng khí hậu ôn đới như ở SaPa, Tam Ðảo, Ðà Lạt… Núi Bạch Mã còn là nơi quy tụ nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm ở miền nhiệt đới.

Đỉnh núi Bạch Mã dành cho du khách thích trải nghiệm khi du lịch Huế
Đỉnh núi Bạch Mã dành cho du khách thích trải nghiệm khi du lịch Huế

Núi Bạch Mã nổi tiếng bởi có những con suối và nhiều ngọn thác ngoạn mục. Thác Ðỗ Quyên cao 400m, rộng 20m, nhữngngày hè, hai bên bờ thác, hoa Ðỗ Quyên nở rộ như hai thảm lụa hoa khổng lồ. Ở trung tâm khu nghỉ mát có ngọn thác Bạc cao 10m, rộng 40m như một bức rèm trắng muốt đung đưa trước gió.

Ðứng trên đỉnh núi Bạch Mã du khách có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh lộng lẫy của đèo Hải Vân, núi Túy Vân, đầm Cầu Hai và ánh điện lung linh của thành phố Huế vào ban đêm.

Núi Túy Vân

Núi Túy Vân nằm về phía Ðông Bắc huyện Phú Lộc, tên cũ là Mỹ Am Sơn, năm 1825 vua Minh Mạng đổi tên là Túy Hoa Sơn, năm 1841 vua Thiệu Trị đổi lại là Túy Vân Sơn có dựng bi ký thắng tích. Trên đỉnh núi có ngôi cổ tự. Chung quanh khu vực núi có thể tìm thấy một số di vật Champa và dấu vết của một ngôi tháp nổi tiếng của người Champa trên núi Linh Thái, một ngọn núi nằm phía Ðông núi Túy Vân.

Sông An Cựu

An Cựu là tên một con sông nhỏ, chi lưu của sông Hương, ở phía Nam kinh thành Huế. Sông có nhiều tên gọi như Lợi Nông, Phủ Cam, Đại Giang, Hà Tự, Cống Quan, tên phổ biến ở Huế là sông An Cựu. Toàn bộ dòng sông dài khoảng 30km, bắt đầu lấy nước sông Hương từ đoạn cuối cồn Dã Viên, chảy qua địa phận Thành phố Huế, huyện Hương Thủy rồi đổ vào phá Hà Trung. Từ khi các chúa Nguyễn chọn Kim Long, rồi Phú Xuân là thủ phủ của Đàng Trong, 2 bên bờ sông An Cựu đã là nơi tập trung dinh thự, nhà vườn của các quan lại, quý tộc.

Tuy nhiên lúc này sông còn nhỏ, nhiều đoạn cạn hẹp. Năm Gia Long 13 (1814), sau khi khảo sát tình hình và hỏi ý kiến các vị bô lão ở xã Thanh Thủy, nhà vua đã cho khơi đào thêm sông An Cựu và cho đắp đập Thần Phủ ở phía dưới để lấy nước tưới tiêu, rửa mặn cho hành vạn mẫu ruộng ở khu vực này. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), sông An Cựu được đổi tên thành sông Lợi Nông. Bia đá khắc tên này vẫn còn. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835) khi đúc Cửu Đỉnh, hình ảnh và tên sông đã được khắc vào Chương Đỉnh.

Núi Kim Phụng

Núi Kim Phụng ở địa phận làng Hải Cát, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà còn có tên là núi Thương hoặc Thiên Dữu, dân gian gọi là hòn Đốn hay hòn Đụn, trên núi có giếng nước trong, năm Minh Mạng thứ 17 (1836) đúc cữu đỉnh, khắc hình tượng núi vào Chương đỉnh. Theo sách Tây sơn thực lục, núi Kim Phụng là nơi an táng Chánh cung hoàng hậu họ Phạm của Hoàn đế Quang Trung (1791).

Trong kháng chiến chống Mỹ, đây là một trong những nơi Thành uỷ trú đóng và là trạm tiền tiêu của Bộ trong chiến dịch tổng tấn công và tổng nổi dậy Tết Mậu Thân (1968).

Hòa mình cùng thiên nhiên ở suối hồ Truồi, Huế

Truồi là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Huế. Từ khi Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã được khánh thành, nơi đây thu hút rất nhiều khách tham quan. Nhưng ít người biết rằng, ở Truồi cũng có những con suối rất đẹp và thơ mộng, là sự lựa chọn của những người yêu thích du lịch khám phá.

Có tất cả bốn con suối đổ vào hồ Truồi là suối Hợp Hai, Vũng Thông, Ông Viên và Ba Trại, mỗi suối đều có những vẻ đẹp khác nhau. Với giá chỉ 32.000 đồng cho lượt đi và về, nên tập hợp bạn bè của mình thành một nhóm (không quá 12 người), bạn chỉ mất 200.000 đồng và được một “thổ địa” phục vụ trọn gói suốt cả chuyến đi. Vào suối, bạn có thể tham gia vào việc câu cá, thả lưới hết sức hấp dẫn và thú vị cùng với sự hướng dẫn tận tình của người dẫn đường.

Trải nghiệm suối Hồ Truồi thích hợp cho những người khám phá trải nghiệm.

Khám phá thác Đá Dăm

Đá Dăm là một ngọn thác nhỏ ở Dương Hòa, thị xã Hương Thủy. Bạn có thể tổ chức cùng gia đình, bạn bè đến đây vui chơi, tắm mát vào những ngày nghỉ. Từ trung tâm TP Huế, có hai đường đến thác: một là men theo đường qua công trình hồ Tả Trạch hai là đi theo hướng cầu Tuần, qua bến đò Tân Ba.

Khám phá Thác Đá Dăm tại Huế
Khám phá Thác Đá Dăm tại Huế

Xuất phát theo hướng cầu Tuần, chúng ta sẽ dễ dàng mua được thức ăn tươi hoặc một số nông sản địa phương ở chợ quê. Gặp mùa thanh trà, đừng quên ghé vào một số vườn cây bên đường, vừa thưởng ngoạn phong cảnh, vừa mua đặc sản này mang theo giải khát.

Đường đến thác khá hoang sơ nên rất thích hợp với những người thích phiêu lưu bằng xe máy, đặc biệt là các bạn trẻ. Muốn chinh phục độ cao, đón dòng nước đầu nguồn, hãy chuẩn bị thật kỹ để không bị trượt chân khi men theo những vách đá dựng đứng bạn cũng có thể thỏa sức vui đùa ở hồ nước mát lạnh bên dưới thác. Ai lãng mạn thì đi hái hoa rừng, tìm sim chín…

Làng Hành Hương

Làng Hành Hương được đưa vào hoạt động năm 2004 bởi một người yêu Huế. Khu vườn làng rộng hơn 4 ha trở thành địa điểm đầu tư xây dựng làng Hành Hương. Làng Hành Hương là một khu du lịch sinh thái đạt chuẩn 5 sao đầu tiên tại Huế, Việt Nam, có kiến trúc cân bằng giữa văn hóa Huế với môi trường, giữa nghệ thuật hiện đại và phong cách truyền thống.

Công trình kiến trúc gắn liền với thiên nhiên
Công trình kiến trúc gắn liền với thiên nhiên

Làng có 99 phòng, ba nhà hàng, bốn quầy bar, hai bể bơi, một khu spa cùng các dịch vụ thể thao giải trí. Tháng 8/2007, Tổ chức “Những khách sạn nhỏ sang trọng của thế giới” (The Small Luxury Hotels of the World) có trụ sở tại Anh công nhận Làng hành hương là thành viên tổ chức này. Năm 2007, làng này được độc giả Tạp chí The Guide thuộc Thời Báo Kinh Tế Việt Nam bình chọn là một trong sáu khu du lịch “Hòa nhập với môi trường thiên nhiên”. Đây là khu nghỉ dưỡng năm sao đầu tiên ở Huế và là “một trong sáu resort đẹp nhất của châu Á” do độc giả Tuần Báo Chủ Nhật của Anh (Sunday Weekly) bình chọn.

Tham quan Rú Chá đầm phá Tam Giang

Cái tên Rú Chá do người dân địa phương gọi từ đời này sang đời khác, vì trên vùng đất ngập nước này cây chá mọc dày đặc, như một bình phong án ngữ che chắn cho đất liền trước biển Thuận An (Thừa Thiên Huế).

Từ cảng cá Thuận An, có thể đi chơi Rú Chá bằng ghe hoặc tàu đánh cá. Sau khi vượt qua cửa biển, đến cuối thôn Thuận Hòa (xã Hương Phong, huyện Hương Trà), Rú Chá hiện ra trước mắt du khách với một màu xanh trải dài.

Rú Chá Phá Tam giang điểm du lịch hấp dẫn ở Huế
Rú Chá Phá Tam giang điểm du lịch hấp dẫn ở Huế

Ở vị trí đối diện với làng Thai Dương Hạ, Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh đang được phục hồi và bảo vệ với diện tích gần 5 ha.

Kể từ khi được đưa vào tour du lịch sinh thái của đầm phá Tam Giang, Rú Chá được biết đến nhiều hơn. Các trường học đưa học sinh về Rú Chá tham quan, khảo sát thực địa về một vùng đất ngập mặn có giá trị sinh thái đặc biệt.

Thác A Nô

Thác A Nô là địa danh du lịch Huế mới phát triển du lịch gần đây khi phát triển loại hình du lịch cồng đồng Anor. Thác A Nô nằm ở huyện A Lưới (Thừa Thiên – Huế)

Từ trên cao dòng nước trắng xóa đổ xuống thành ba ngọn thác liên hoàn làm nên một thác A Nô hoang sơ và quyến rũ. Xung quanh thác có thảm thực vật xanh ngắt, không khí mát lạnh vì bụi nước lan tỏa. Nhiều người ví A Nô như một máy điều hòa tự nhiên, chống lại cái nắng gay gắt và gió Lào khô khốc, bức bối.

Thác  A Nô
Thác A Nô

Ở khu du lịch sinh thái A Nô có ngọn Chóp Mũ cao chót vót quanh năm mây phủ cùng những cánh rừng già, là khu vực bảo tồn nhiều loài động – thực vật quý.

Tắm suối A Nô
Tắm suối A Nô

Đến đây du khách còn khám phá những nét văn hóa của người dân tộc Pa Kô, Tà Ôi, Pa Hi, Cơ Tu và Vân Kiều cùng chung sống ở đại ngàn A Lưới. Đặc biệt có làng Việt Tiến nằm ngay lối vào khu du lịch, nơi du khách dừng chân thưởng thức rượu cần, nghe cồng chiêng và xem điệu múa Cha Chấp truyền thống của người Pa Kô.

Thăm thác Nhị Hồ

Thác Nhị Hồ là một thác nước đẹp của Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 45km về phía nam. Thác như một tuyệt tác của thiên nhiên với dòng thác đổ xuống từ vách núi réo rắc mà nhẹ nhàng tạo thành hai hồ nước xanh mát cạnh nhau. Diện tích mỗi hồ khoảng 30x30m. Nằm giữa rừng núi hoang sơ và hầu như còn chưa bị khai phá bởi con người, nơi đây người ta có thể tìm thấy một không gian thiên nhiên bừng sống với tiếng thác đổ đêm ngày, tiếng chim hót hòa trong không gian xanh mát. Nhị Hồ thật sự một bức tranh thủy mặc, vẽ cảnh thiên nhiên đất trời tuyệt đẹp. 

Checkin Thác Nhị Hồ
Checkin Thác Nhị Hồ

Nhị Hồ thu hút được nhiều du khách tới tham quan, thưởng ngoạn, đặc biệt là với giới trẻ. Du khách về với Nhị Hồ để tránh cái nóng của mùa hè, hòa mình vào thiên nhiên, xua tan những bộn bề của cuộc sống hiện đại. Về đây, ngoài được tắm mát, du khách còn có thể thưởng thức những sản vật của địa phương. Hơn thế nữa, với vị trí địa lí cực kì thuận lợi, có thể dễ dàng tạo với Đập Truồi – Suối Voi – Lăng Cô thành một tuyến du lịch cực kỳ hấp dẫn.

Đến Suối Voi Huế khám phá sự mạo hiểm

Suối Voi nằm trên địa phận Thừa Thiên Huế . Người dân địa phương thường gọi là suối Mệ. Theo cách gọi dân gian, mệ có nghĩa là con voi khổng lồ.

Khi thời tiết trời ấm áp, mát mẻ hàng trăm con Voi từ đỉnh Bạch Mã kéo thành từng đoàn đến đây ăn củ sắn dây rừng, duy nhất vùng này mới có, nhưng sau đó đàn voi đã biến mất hút vào rừng, chỉ còn lại những vũng nước lớn và con suối chảy qua hàng trăm khối đá khổng lồ.

Tại điểm được đặt tên Suối Voi, có một tảng đá hình y hệt một con voi thật đang thả vòi uống nước dưới chân thác, nơi có một hồ nước được đặt tên là Đầm Voi. Hồ nước mát lạnh trong xanh có thể nhìn tận đáy.

Ở phía thượng nguồn, du khách sẽ có điều kiện chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ diệu của khu rừng nguyên sinh. Đây là tài sản vô giá của suối Voi, nơi còn giữ lại những cây sến cổ thụ và quần tụ những loài chim thú quý hiếm như vượn quàng, sơn dương, nai, hoẵng, heo rừng, khướu, sáo, trĩ sao.

Biển Vinh Thanh Huế

Nếu là một người không thích sự náo nhiệt tại các bãi biển đông người, không muốn đi quá xa và yêu thích nét hoang sơ thì Vinh Thanh sẽ là lựa chọn của nhiều du khách. Bởi ở đây không chỉ có tắm biểm mà du khách cũng  sẽ cảm thấy thú vị khi cùng hòa vào cuộc sống của những người dân nơi đây, được đón những chuyến tàu từ khơi xa trở về. Và với những người đam mê nhiếp ảnh, thì Vinh Thanh là một địa điểm không thể bỏ qua.

Biển Vinh Thanh hoang sơ tại Huế
Biển Vinh Thanh hoang sơ tại Huế

Điểm còn lại mà biển Vinh Thanh chưa có đó chính là dịch vụ lưu trú cho những du khách muốn nghỉ lại đây. Điều này cũng đang được chính quyền địa phương lưu tâm kêu gọi các nhà đầu tư. Hy vọng rằng một ngày không xa trở lại Vinh Thanh sẽ còn nhiều điều thay đổi để bãi biểm này càng thu hút nhiều hơn không chỉ khách ở địa phương mà cả khách du lịch trong và ngoài nước đến nghỉ ngơi, tắm biển trong mùa hè.

Suối khoáng Thanh Tân

Nước khoáng Thanh Tânnằm sâu hàng nghìn mét dưới lòng đất, chứa Calcium Sunfat và Silicium… rất tốt cho cơ thể. Vì thế, đây là điểm đến thích hợp với nhiều du khách trong tiết trời se se lạnh, giao mùa. Suối khoáng Thanh Tân thu hút khách du lịch Huế đến trải nghiệm. Đặc biệt du khách miền trung rất thích điểm đến này vì cả miền Trung chỉ có 1 suối khoáng hoạt động. Trương lại gần khi suối nước nóng Bang Quảng Bình đi vào hoạt động sẽ tăng lượng du khách nghỉ dưỡng tại Huế và Quảng Bình.

Tắm suối khoáng nóng Thanh Tân
Tắm suối khoáng nóng Thanh Tân

Được phát hiện năm 1928 bởi các nhà khoa học Pháp, suối khoáng Thanh Tân nhanh chóng được nghiên cứu, ứng dụng làm nước giải khát phục hồi sức khỏe con người. Năm 1983, nguồn nước này được Bộ Y tế cho phép khai thác làm nước uống đóng chai. Tuy nhiên, đến cuối năm 2000, khu du lịch suối nước khoáng Thanh Tân mới trở nên thông dụng và được nhiều người biết tới.

Thiên nhiên ban tặng cho nơi đây món quà vô giá, đó là nguồn nước khoáng nằm sâu hàng nghìn mét dưới lòng đất và xuất lộ trên đỉnh đồi ở nhiệt độ hơn 60 độ C, hàm chứa Calcium Sunfat và Silicium&hellip, tốt cho cơ thể. Trong tiết trời se se lạnh của mùa thu, nước khoáng nóng Thanh Tân chắc chắn trở thành điểm đến lý tưởng, nhất là với du khách miền Trung, vốn không quen với tiết trời lạnh.

Một thoáng Tư Hiền

Khu vực Tự Hiền có núi Linh Thái, Thúy Vân và bên kia là Lộc Bình, Chân Mây, núi non chập chùng, hùng vĩ. Chùa Thánh Duyên trên núi Thúy Vân đã được công nhận là Di sản Văn hóa quốc gia. Xưa, chùa tên Mỹ Am Sơn Tự. Đời chúa Nguyễn Phúc Tần (1644) cho đặt nền móng điện Đại Hùng và đặt tên chùa Thánh Duyên.

Ngày nay, nhân dân gọi là núi Thúy Vân, chùa Thánh Duyên… Núi Thúy Vân có đỉnh cao 60m so với mặt nước đầm phá, là một khu rừng đại ngàn rậm rịt cây lá cổ thụ, khí hậu mát mẻ. Dọc theo đường cái là những ngôi làng hoang sơ, những đền đài miếu mạo cổ xưa. Chợ quê mua bán vào buổi chiều, với nhiều loại thủy hải sản phong phú. Đến đây, bạn có thể thưởng thức món cháo hàu, hàu xào lá lốt béo ngậy, thơm lừng. Trong khi chờ đợi món ăn, còn gì thú vị bằng được theo ghe thuyền đi thăm thú các mô hình nuôi cá, nuôi ghẹ trên đầm nước mênh mông. 

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã

Trúc Lâm Bạch Mã là ngôi thiền viện đầu tiên tại miền Trung Thiền viện Trúc lâm tọa lạc tại núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở độ cao 1450m, cách biển Đông 5km đường chim bay, nhiệt độ thường từ 19-21 oC, Bạch Mã được xem là một trong những vùng khí hậu lý tưởng. Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã hiện lên giữa lòng Hồ Truồi như một đóa hoa, gối đầu vào núi rừng Bạch Mã trải dài hút mắt.

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã

Từ thành phố Huế xuôi về Nam khoảng 30 km, đến địa phận xứ Truồi, đi vào Đập Truồi, vượt hết dốc thoải bên lưng đồi, một bức tranh thủy mặc sinh động hiện ra. Bên kia bờ nước, dưới chân ngọn linh sơn, những tổ đường, chính điện, tăng đường, trai đường, phương trượng, lầu chuông, tháp xá lợi soi bóng xuống gương nước hồ Truồi, xa xa là những vờn mây quyện quanh những đỉnh núi đã tạo nên một không gian hư ảo, thanh tịnh và yên bình.

Vượt qua lòng hồ Truồi mênh mang sóng nước, độ chừng mươi chục phút, bằng những con suồng nhỏ, sẽ đến thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Bước lên khỏi 172 bậc tam cấp là tam quan của Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Được xây dựng hài hoà trong một chỉnh thể của kiển trúc Phật giáo và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Trúc Lâm Bạch Mã cũng có chính điện thờ Phật tổ đang ngồi tu niệm dưới gốc cây bồ đề, phía sau chính điện là khu vực tổ đường thờ tổ sư Đạt ma của thiền phái Trúc Lâm.

Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã là một quần thể danh lam giữa vùng sơn thủy hữu tình đã trở thành địa chỉ tham quan cho du khách thập phương khi đến với vùng đất cô đô Huế.

Thác Kazan

Ẩn mình bên vùng đệm rừng quốc gia Bạch Mã, mới đây, thác Kazan hùng vĩ (Thừa Thiên Huế) đã được những đồng bào Tà Ôi ở thôn Dỗi “đánh thức”. Đây là điểm du lịch sinh thái kết hợp văn hoá đặc sắc mà đồng bào vùng trung du Thừa Thiên Huế tổ chức khai thác để giới thiệu đến du khách.

“Đặc điểm nổi bật của thác Kazan là các ghềnh đá dựng đứng, cao chót vót, bao quanh các gềnh đá là các loài cây rừng xanh thẩm. Nếu ví thác Mơ là nàng tiên, thì người dân Nam Đông lại ví von thác Kazan chính là chàng trai mang vẻ đẹp cường tráng, hào sảng của núi rừng”, bác Cưa chia sẻ.

Muốn chinh phục đỉnh thác Kazan, phải đi qua những bậc thang đá nhỏ cùng những đoạn đá to, băng qua cầu khỉ để vượt các hồ nước do ngọn thác chảy tạo thanh. Kazan mang đậm nét hoang sơ của núi rừng, rất thích hợp cho du khách phượt, hay mong muốn có những khám phá thiên nhiên hùng vĩ.

Các điểm thăm quan Di tích Huế

Huế là nơi có di sản văn hóa vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc túy của dân tộc. Di sản Huế đã và đang đang được bảo tồn phục vụ du khách đến Du lịch Huế.đô Huế. Ngày 11 tháng 12 năm 1993 Quần thể di tích Cố đô được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Tiếp đến ngày ngày 7 tháng 11 năm 2003 văn hóa Huế một lần nữa được đăng quang khi Âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Các Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại.

Kinh thành Huế

Kinh thành Huế ( vòng ngoài bao trùm đại nội)được xây dựng dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng. Kinh Thành Huế được UNESCO xem là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật quan trọng nhất thuộc Quần thể Di tích Huế, Di sản Thế giới.

Ngày nay Kinh Thành Huế là lựa chọn số 1 của du khách khi đi du lịch Huế. Đến đây du khách được tìm hiểu về lịch sử văn hóa và có những bộ ảnh về với thời gian cố đô xưa.

Kỳ đài

Kỳ đài nằm trong Kinh Thành Huế, nằm ở chính giữa. Đây là một trong những công trình trong tổng thể các công trình thuộc quần thể kiến trúc cố đô Huế.

Kỳ đài Huế được chính thức xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (Đinh Mão – 1807) lúc đầu còn đơn giản, đến thời vua Minh Mạng, Kỳ đài Huế liên tục được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Kỳ đài được kiến trúc gồm hai phần: đài cờ và cột cờ.

Kỳ đài thường được nhiều du khách khi du lịch Huế lựa chọn checkin bởi vẽ hùng vĩ của nó.

Lăng Đồng Khánh

Lăng Ðồng Khánh hay Tư Lăng là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế đây là nơi an táng vua Đồng Khánh.

Lăng Hiếu Đông

Di tích Lăng Hiếu Đông nơi an táng bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa, vợ vua Minh Mạng. Lăng tọa lạc ở phần núi làng Cư Chánh nay thuộc xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, trong khu vực lăng Thiệu Trị.

Lăng có qui thức tương tự lăng các chúa Nguyễn với 2 vòng bảo thành xây gạch bao bọc lấy mộ phần bên trong. Vòng tường ngoài trước cao 3,6m, sau cao 3,2m, chu vi 85m, mặt trước trổ 1 cửa vòm, cánh cửa bằng đồng. Vòng tường trong cao 2,5m, chu vi gần 60m, trước cửa có bình phong xây gạch. Mộ phần xây kiểu nhà đá có mái.

Lăng Gia Long

Quần thể lăng vua Gia Long được cho có vị trí phong thủy đẹp nhất trong những lăng vua triều Nguyễn. Sử cũ cho hay, thầy địa lý Lê Duy Thanh (con trai nhà bác học Lê Quý Đôn) là người tìm được thế đất này, nơi mà theo ông “đã tập trung được mọi ảnh hưởng tốt lành tỏa ra từ nhiều núi đồi bao quanh”.

Lăng Gia Long
Lăng Gia Long

Lăng Khải Định

Lăng vua Khải Định nằm ở triền núi Châu Chữ thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy là nơi an nghỉ của vua Khải Định (1885 -1925). Lăng được khởi công xây dựng vào năm 1920, 11 năm sau mới hoàn thành với kiến trúc như ngày nay.

Lăng Khải Định Huế
Lăng Khải Định Huế

Lăng Khải Định cũng là điểm đến thăm quan hấp dãn của du khách khi đi du lịch Huế

Lăng Minh Mạng

Lăng vua Minh Mạng còn gọi là Hiếu Lăng nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế 12 km. Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn thành.

Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng

Lăng Thiệu Trị

Lăng vua Thiệu Trị nằm ở làng Cư Chánh xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, là nơi chôn cất hoàng đế Thiệu Trị (1807-1847), vị vua thứ ba của triều Nguyễn. Đây là lăng vua triều Nguyễn duy nhất xoay về hướng tây bắc.

Lặng Thiệu Trị
Lặng Thiệu Trị

Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức có khuôn viên rộng lớn với suối chảy, thông reo, chim hót. Lăng tẩm vua Tự Đức nằm ở khu vực cao nhất, xung quanh được bao bọc bởi rừng thông cổ thụ, cây sứ.

Lăng tự Đức

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ, còn được gọi là chùa Linh Mụ, được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Chùa Thiên Mụ tọa lạc bên bờ Bắc sông Hương. Chùa cách trung tâm thành phố Huế 5km theo hướng Tây Bắc.

Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu chùa. Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc quả Đại Hồng Chung (cao 2,5m, đường kính 1,4m, nặng 2.052kg). Năm 1715, Chúa lại cho xây dựng thêm một tấm bia đá thanh cao 2,6m, rộng 1,25m đặt trên lưng một con rùa làm bằng đá cẩm thạch dài 2,2m, rộng 1,6m.

Chùa Thiên mụ thu hút khách du lịch Huế đến thăm quan và cầu nguyện
Chùa Thiên mụ thu hút khách du lịch Huế đến thăm quan và cầu nguyện

Ngày nay chùa Thiên Mụ là điểm du lịch Huế thu hút du khách đến thăm quan và cầu nguyện.

Điện Thái Hòa

Đàn Nam Giao

Những địa điểm du lịch Huế thu hút du khách và luôn làm mới mình để phục vụ du khách được tốt nhất

Tiếp tục cập nhật.

Comments

Ghép tour Quảng Bình

Tìm tour