Lễ hội Di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc năm 2024


Tổ chức Lễ hội Di tích lịch sử Chùa Hoằng Phúc nhằm duy trì và phát triển những giá trị văn hoá, tinh thần của nhân dân, khơi dậy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: lòng yêu nước, tình đoàn kết, sẻ chia, sức mạnh cộng đồng….
Thông qua việc tổ chức Lễ hội nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh hiện có trên địa bàn huyện Lệ Thủy; trên cơ sở đó, tiếp tục xây dựng các giải pháp bảo vệ, đầu tư, tôn tạo, phục dựng các di tích. Lễ hội góp phần khai thác tiềm năng du lịch thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Lễ hội Di tích lịch sử Chùa Hoằng Phúc nhằm phát huy những giá trị tốt đẹp của Phật giáo góp phần giáo dục đạo đức, lối sống từ bi, hướng thiện của nhân dân.
Lễ hội phải tuân thủ các quy định hiện hành về tổ chức Lễ hội đảm bảo trang nghiêm, văn minh, chu đáo, an toàn, tiết kiệm.

Chùa Hoằng Phúc
Chua Hoang Phuc

II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

  1. Thời gian
    Lễ hội Di tích lịch sử Chùa Hoằng Phúc năm 2024 dự kiến tổ chức vào các ngày 23 và 24 tháng 02 năm 2024 (Thứ 6, thứ Bảy, nhằm ngày 14 và 15 tháng Giêng âm lịch, Giáp Thìn).
  2. Địa điểm
    Tại Di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc, thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy.

III. NỘI DUNG

  1. Phần Lễ
  • Các nghi lễ theo nghi thức Phật giáo gồm: Lễ khai ấn, Lễ cầu Quốc thái dân an, Lễ thả Đèn hoa đăng, Lễ tắm Phật, thuyết giảng, Quy y tam bảo…
  • Nghi Lễ rước nước:
  • Tổ chức lấy nước vào 00h00′ ngày 23/02/2024 (ngày 14 Rằm tháng Giêng, tại Đền Trôốc Vực, An Sinh xã Trường Thủy).
  • Tổ chức Lễ rước nước vào lúc 6h00 ngày 23/02/2024 (Phần Lễ tổ chức tại Mũi Viết, Trung tâm VHTT&TT huyện).
  • Khai mạc Lễ hội: Tổ chức tại khuôn viên sân Chùa.
  1. Phần Hội
  • Chương trình biểu diễn văn nghệ chào mừng Lễ hội: Tổ chức vào lúc 20h00 ngày 23/02/2024 (ngày 14 Rằm tháng Giêng).
  • Tổ chức hoạt động “Hành trình về nguồn” tại các điểm Di tích lịch sử Văn hóa trên địa bàn: Thăm Nhà truyền thống – Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Chùa An Xá – Miếu Thần Hoàng – Chùa Hoằng Phúc.
  • Tổ chức các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian:
  • Thi đấu thể thao: Biểu diễn và thi đấu Võ cổ truyền, cờ tướng, nhảy bao bố.
  • Trò chơi dân gian: Tổ chức hội bài chòi.
  • Quảng bá xúc tiến du lịch huyện Lệ Thủy (qua hệ thống pano ảnh chiếu sáng bằng đèn led).
  • Cho chữ thư pháp.
  • Trưng bày gian hàng các sản phẩm OCOP của các địa phương.
  1. Lễ thả cá đầu xuân tái tạo nguồn lợi thủy sản kết hợp quảng bá du lịch
    trên sông Kiến giang
  • Thời gian: từ 9h30 phút – 11h30 phút ngày 23/02/2024
  • Nội dung:
    Từ 9h30 – 10h30: Tổ chức đội hình ca nô diễu hành từ bến Trạm, xã Mỹ Thủy đến các địa điểm thả cá, xuất bến vào lúc 9h30 phút ngày 23/02/2024 (Sau phần Lễ khai mạc Lễ hội Di tích lịch sử Chùa Hoằng Phúc năm 2024).
  • Từ 10h30 – 11h30: Tổ chức Lễ dâng hương tại đền Trôốc Vực – xã Trường Thủy và thả cá tại 03 điểm: Ngã 3 sông Rào Mệ và Rào Con (Đền Trôốc Vực – An Sinh), bến nước Thôn Văn Minh (Cách điểm Ngã 3 Rào Mệ, Rào Con khoảng 300m về phía hạ nguồn), Cầu Mỹ Trạch (khu vực Di tích lịch sử vụ thảm sát Mỹ Trạch, Mỹ Thủy).
  • Về nguồn gốc, số lượng và chủng loại thủy sản thả Ưu tiên lựa chọn thả tái tạo các loài thủy sản bản địa, có giá trị kinh tế, thân thiện với môi trường; chỉ thả tái tạo các giống thủy sản đã được sinh sản nhân tạo thành công theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chất lượng con giống: Cá giống có nguồn gốc rõ ràng, được lựa chọn ở các cơ sở sản xuất, nuôi dưỡng giống thủy sản có uy tín; chọn giống khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, không bị dị tật, dị hình. Cá giống được ương nuôi trên 50 ngày, chiều dài đạt từ 10 – 15 cm. Số lượng cá giống dự kiến thả khoảng 45.000 con (bao gồm các loại cá diếc, cá chạch, cá chép, cá trắm, cá mè, cá thát lát…)
Comments

Ghép tour Quảng Bình

Tìm tour