Hang Lèn Hà


Hang Lèn Hà nằm ở khu vực lèn núi Lù Lù, thuộc bản Hà, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Hang Lèn Hà là nơi đóng quân của Trạm cơ vụ A69, thuộc Đại đội 9, Trung đoàn 134 trong suốt những năm tháng chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Trạm Cơ vụ A69 được thành lập từ ngày 07 tháng 01 năm 1967, được biên chế một tiểu đội tải ba tổng đài, một tiểu đội nguồn điện, một tiểu đội đường dây, bộ phận hậu cần. Tổng số quân lúc đầu có 19 người, sau tăng dần lên 33 người.

Ngay sau khi được thành lập, Trạm Cơ vụ A69 đã chọn Lèn Hà làm nơi đóng quân. Lèn Hà nằm trong khu rừng phía Tây huyện Tuyên Hóa, một xã giáp nước bạn Lào, cách tuyến đường chiến lược 15A khỏang 3km. Lèn Hà cao chừng 150m, lưng chừng lèn có một hang đá rộng khoảng 420m2, được các cán bộ chiến sĩ sử dụng làm nơi đặt máy móc điện đàm; dưới núi là rừng cây rậm rạp rất dễ ngụy trang được dựng lán trại nghỉ ngơi, sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ. Hang Lèn Hà còn là nơi cất dấu dự trữ thiết bị máy móc, đường dây của Trung đoàn 134; kho dự trữ chiến lược của của Binh chủng Thông tin liên thường xuyên dự trữ 700km đường dây bọc dã chiến, sẵn sàng thay thế đường dây trên tuyến Bắc Nam khi bị hủy diệt.

Hang Lèn Hà
Hang Lèn Hà

Trong quá trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống chiến tranh. phá hoại của đế quốc Mỹ và chi viện chiến trường. Trạm cơ vụ A69 luôn dũng cảm, mưu trí, vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ địch hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin liên lạc.

Đầu năm 1972, để cứu vãn tình hình quân sự đang có nguy cơ thất bại trên chiến trường, đế quốc Mỹ buộc phải thay đổi chiến lược trong thể bị động, “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến, liều lĩnh leo đến nắc thang chiến tranh cao nhất. Âm mưu của chúng là ngăn chặn nguồn tiếp tế từ bên ngoài vào nước ta, từ miền Bắc vào miền Nam, phá hoại hậu phương của cuộc kháng chiến, làm suy yếu sức tiến công quân sự của ta trên chiến trường.

Là hậu phương trực tiếp của chiến dịch tiến công chiến lược năm 1972, Quảng Bình trở thành hướng phòng ngự chiến lược chủ yếu của địch chống trả lại cuộc tiến công của quân ta trên chiến trưởng. Vì vậy, kẻ địch đã sử dụng lực lượng lớn đánh vào Quảng Bình trước nhất, đánh phá ồ ạt trên toàn tuyến với mức độ rất ác liệt.

Hiên ngang thách thức trước bom đạn, các cán bộ, chiến Trạm cơ vụ A69 vẫn kiên cuờng bám trụ, bám máy, bám dây đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, phối hợp chặt chẽ với Trung đoàn 132, với lực lượng thông tin của các quần chủng., binh chủng, quân đoàn tạo nên một mạng lưới thông tin thông suốt từ hậu phương ra tiền tuyến; Nhất là từ sở chi huy chiến dịch đến các đơn vị tác chiến, góp phần tích cực đến thắng lợi to lớn của chiến dịch Quảng Trị năm 1972.

Niềm vui chiến thắng chưa bao lâu, ngày mồng 2 tháng 7 năm 1972 trong lúc các cán bộ, chiến sĩ Trạm cơ vụ A69 đang làm nhiệm vụ, máy bay đế quốc Mỹ ập đến bất ngờ , bắn pháo khói vào nhà ăn của Trạm để chỉ điểm, chỉ chưa đến 5 phút sau, hai máy bay B52 bay đến ném ba quả bom vào hai đầu núi và một quả vào chính giữa hội trường, tiếp đó chúng ném bom phát quang, rồi ném bom cháy làm cho khu vực Trạm bị bốc cháy dữ dội. Cuộc đánh phá của địch diễn ra trong vòng 5 phút, nhưng gây thiệt hại hết sức nặng nề và tổn thất vô cùng lớn: Trạm máy trên hang bị hư hỏng nặng, mạng cáp nhập đài và khoảng 1.500m đường dây quanh khu vực trạm bị đứt nát không làm việc được, tang thương hơn cả là 13 cán bộ, chiến sĩ của Trạm đã hi sinh, trong đó, có 10 chiến sĩ nữ tuổi đời còn rất trẻ, nhiều chiến sĩ bị thương. Cả một khu vực rộng lớn của Trạm bị bom địch đánh phá, đau thương và tổn thất vô cùng nặng nề đến với Trạm cơ vụ A69. Nhưng với tinh thần tất cả cho nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc, các cán bộ chiến sĩ còn sống đã gạt nước mắt, nén đau thương, lao vào nhiệm vụ và chỉ sau một giờ đồng hồ, mạng thông tin liên lạc đã được thông suốt, trạm máy được củng cố, đồng thời các đồng chí lo cứu chữa thương binh, tìm thi thể và mai táng 13 đồng đội của mình. Các anh, các chị đã ngã xuống, hiến dâng trọn tuổi thành xuân cho Tổ quốc, cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đó là các anh, các chị

1/ Đàm Văn Trình – sinh năm 1944, quê ở Đông Thành, Kim Đông. Hưng Yên:

2/ Dương Văn Chấn – sinh năm 1946, quê ở Đoài Côi, Trung Khánh, Cao Bằng;

3/ Trần Văn Xay – sinh năm 1946, què ở Ngô Quyền, Thanh Bà. Phú Thọ

4/ Vũ Thị Lan – sinh năm 1950, quê ở Vũ Tây. Vũ Thư, Thái Bình,

5/ Bùi Thị Lung – sinh năm 1954, quê ở Kim Sơn, Kim Bôi, Hòa Bình,

6/ Chu Thị Mạnh – sinh năm 1956, quê ở Văn Lung, Phú Thọ,

7/ Ngô Thị Luận – sinh năm 1955, quê ở Tân Long, Tân lập, Phủ Thọ: Phú Thọ

8/ Hoàng Thị Linh- sinh năm 1956, quê ở Trần Phú, Phú Thọ,

9 Nguyễn Thị Anh – sinh năm 1955, quê ở Thanh Cù, Thanh Ba, Phú Thọ;

10/ Lê Thị Châm – sinh năm 1955, quê ở Vân Đồn, Đoan Hùng. Phú Thọ

11/ Cao Thị Xuyến – sinh năm 1953, quê ở Hoằng Kim, Hoằng Hóa, Thanh Hóa,

12/ Trần Thị Loan – sinh năm 1954, quê ở Phú Lộc, Nho Quan, Ninh Bình;

13/ Nguyễn Thị Thảo – sinh năm 1953, que ở Thanh Lạc, Nho Quan, Ninh Bình;

Những chiến công, những thành tích, đặc biệt là sự hy sinh của 13 cán bộ, chiến sĩ Trạm cơ vụ A69 là tấm gương sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, mãi mãi là trang sử vàng trong lịch sử truyền thống Trung đoàn 134, lịch sử Bộ đội Thông tin liên lạc nói riêng và trong lịch sử truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam nói chung.

Hang Lèn Hà di tích lịch sử Quốc gia

Hang Lèn Hà đã ghi dấu những chiến công thầm lặng nhưng vẽ vang của cán bộ, chiến sĩ Trạm cơ vụ A69 trong cuộc chiến đấu giữ vững mạch máu thông tin liên lạc; là nơi các cán bộ chiến sĩ Trạm cơ vụ A69 chiến đấu, lao động dũng cảm mưu trí, sáng tạo vượt qua khó khăn, hiểm nguy của đạn bom địch, đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn chuyển tiếp hàng ngàn, hàng triệu phiên liên lạc về Bộ Chỉ huy chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tiêu biểu là các chiến dịch Đường 9 – Nam Lào 1971, chiến dịch Cánh Đồng Chum 1971, chiến dịch Quảng Trị 1972. Đặc biệt, nơi đây đã chứng kiến sự hy sinh anh dũng của 13 cán bộ chiến sĩ của Trạm ngày 02 tháng 7 năm 1972. Các anh, các chị đã hiến dâng tuổi thanh xuân để bảo vệ mạch máu thông tin liên lạc thông suốt, kip thời, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Với những giá trị lịch sử và nhân văn tiêu biểu trên, Hang Lèn Hà đẫ được công nhận Di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 1732/VH-QĐ ngày 07/5/2009 của Bộ VHTTDL.

Nhà Dâng hương tại Hang Lèn Hà

Hiện nay, với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tại khu di tích Hang Lèn Hà, Bộ Tư lệnh Thông tin đã đầu tư quy hoạch tổng thể: xây dựng Nhà bia tưởng niệm ghi tên các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong ngày 02/7/1972, xây nhà truyền thống, nhà dâng hương và các hạng mục khác nhắm phục vụ các đoàn cựu chiến binh về thăm chiến trường xưa, thân nhân các gia đình liệt sĩ và nhân dân khắp mọi miềm Tổ quốc khi đến dâng hương tưởng niệm. Hằng năm, vào ngày mồng 2 tháng 7, Bộ Tư lệnh Thông Tin, Bộ Thông tin Truyền thông phối hợp với các ban ngành tỉnh Quảng Bình, tổ chức kỷ niệm ngày hy sinh của 13 cán bộ, chiến sĩ Trạm cơ vụ A69 tại Di tích Hang Lèn Hà nhằm tri ân sự hy sinh anh dũng của các anh, các chị đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Quảng Bình Di tích và Danh thắng

Comments

Ghép tour Quảng Bình

Tìm tour