Các điểm du lịch tâm linh ở Quảng Bình


Ngoài Vũng Chùa – Đảo Yến, Quảng Bình còn nhiều điểm du lịch tâm linh thu hút du khách như hang Tám Cô, đền thờ Liễu Hạnh công chúa, chùa Hoằng Phúc,….

1. Vũng Chùa – Đảo Yến

Vũng Chùa Đảo Yến  - điểm du lịch tâm linh thu hút du khách

Vũng Chùa Đảo Yến – điểm du lịch tâm linh thu hút du khách

Nơi đây thuộc thôn Thọ Sơn, Quảng Trạch, cách Đèo Ngang khoảng 7 km về phía nam, được bao bọc bởi Hòn La, Hòn Gió và Đảo Yến (Hòn Nồm). Vũng Chùa – Đảo Yến hiện lên với cảnh sắc hoang sơ của núi rừng biển đảo. Biển Vũng Chùa có cát trắng mịn, nước biển trong xanh cùng khung cảnh thanh bình. Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tại khu vực này từng có một ngôi đền rất linh thiêng nhưng đã bị xóa mòn theo gian. Nền móng là di vật còn sót lại của ngôi đền.

2. Đình Thuận Bài

Đình làng Thuận Bài

Đình làng Thuận Bài ở xã Quảng Thuận,thị xã Ba Đồn

Cách Vũng Chùa – Đảo Yến khoảng 27 km về phía nam, đình nằm ở trung tâm của làng Thuận Bài, ngay chân cầu phía bắc sông Gianh, thuộc xã Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn. Đình được xây dựng để ghi nhớ công ơn của của người khai sinh ra ngôi làng này. Đây cũng là di tích lịch sử văn hóa tâm linh thu hút. Đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên trên dòng sông Gianh thơ mộng, và tham gia các lễ hội tổ chức thường niên.

3. Hang Tám Cô

Hang Tám cô

Hang Tám Cô

Nằm trên con đường 20 Quyết Thắng, thuộc nhánh tây đường mòn Hồ Chí Minh, khu di tích lịch sử hang Tám Cô mang lối kiến trúc thuần Việt. Đây là nơi in đậm dấu tích của 8 nữ thanh niên xung phong hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Hàng ngày có hàng trăm lượt khách đến đây thắp hương cúng tế trong hành trình khám phá suối nước Moọc, động Thiên Đường, Phong Nha. Ảnh: Hoàng Thương
Đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa Nằm trong di tích danh lam thắng cảnh Đèo Ngang, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch. Đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa là di tích tín ngưỡng dân gian với hình tượng Mẫu- Liễu- Hạnh trong đời sống tâm linh của dân tộc, nhằm tôn thờ, vinh danh người phụ nữ, bà mẹ Việt trong thời cổ đại. Đây cũng là điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người bản địa nói riêng và du khách từ mọi miền nói chung.

4. Đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa

Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Đền thờ linh thiêng thu hút đông đảo du khách đến tham quan và chiêm bái

Nằm trong di tích danh lam thắng cảnh Đèo Ngang, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, đền là di tích tín ngưỡng dân gian với hình tượng Mẫu Liễu Hạnh trong đời sống tâm linh của dân tộc. Đây cũng là điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người bản địa và du khách.

5. Tượng đài Mẹ Suốt

Tượng đài Mẹ Suốt

Tượng đài Mẹ Suốt nằm bên cạnh dòng sông Nhật Lệ xinh đẹp

Tượng đài được xây dựng ngay tại trung tâm của bến đò mang tên mẹ Suốt, vinh danh người phụ nữ anh dũng đưa đò năm xưa. Đây là điểm giao lưu, sinh hoạt văn hóa của người dân bản địa, thường tổ chức các lễ hội múa hát, vui chơi cho các em nhỏ. Sau khi dâng hương viếng thăm tượng đài Mẹ Suốt, du khách có thể ghé thăm làng chài Bảo Ninh, biển Nhật Lệ.

6. Đình làng Minh Lệ

điểm du lịch tâm linh ở quàng bình

Đình làng Minh Lệ

Di tích này nằm ngay con đường làng thuộc thôn Minh Lệ, xã Quảng Minh, Quảng Trạch, cách thị trấn Ba Đồn khoảng 6 km về phía tây nam. Đình Minh Lệ mang dáng dấp của một ngôi đình cổ kính với hình tượng hai con rồng lượn được cách điệu bằng hoa lá và chạm khắc khá bắt mắt. Ngôi đình này không chỉ là nơi thờ tự các vị tổ tiên, thành hoàng họ Trương ở Bắc Ninh vào khai phá lập làng, mà còn là di tích lịch sử trong các kháng chiến.

7. Chùa Non –  núi Thần Đinh

Núi Thần Đinh

Núi Thần Đinh

Chùa nằm ở thôn Rào Đá, Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, cách TP. Đồng Hới khoảng 25 km về phía tây nam. Nơi đây được biết đến là “chốn đa Phật” cùng giếng Tiên nằm ngay trước cổng chùa với dòng nước trong vắt, xanh mát mang vị ngọt lành.
Chùa thu hút đông đảo du khách đến thắp hương cầu nguyện, uống nước tiên để cầu bình an và sức khỏe. Ngoài ra, du khách cũng được thỏa thích ngắm cảnh yên bình ngay trên dòng sông huyền thoại Đại Giang.

Chùa Non - núi Thần Đinh

Tượng phật trong Chùa Non – núi Thần Đinh

8. Chùa Hoằng Phúc 

điểm du lịch tâm linh Quảng Bình

Chùa Hoằng Phúc – một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung

Chùa Hoằng Phúc (còn có tên là chùa Kính Thiên, chùa Quan) là một ngôi chùa ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Đến thời điểm năm 2014, chùa đã có lịch sử 700 năm, là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung Việt Nam. Khu di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc sau khi được phục dựng, tôn tạo sẽ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, giữ gìn truyền thống bản sắc văn hóa quê hương. Đồng thời nêu cao lòng từ bi hướng thiện trong sinh hoạt cộng đồng trong nhân dân nói chung và của các phật tử xa gần nói riêng.

Đến đây, quý khách không chỉ đến với cái tâm thanh tịnh của mình, mà cũng là dịp để các bạn thấy được lối kiến trúc của một công trình di tích lịch sử tiêu biểu mang yếu tố tâm linh trên vùng đất “ Hai giỏi” này.

9. Đền tưởng niệm liệt sỹ Trường Sơn bến phà Long Đại

bến phà long đại

Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn ở bến phà Long Đại

Đền tưởng niệm liệt sỹ Trường Sơn bến phà Long Đại hằn sâu trong ký ức những người lính Trường Sơn về sự hy sinh của hai tập thể lực lượng thanh niên xung phong quê ở Nghệ An và Thái Bình.

Để tri ân các anh hùng liệt sỹ đã hi sinh, công trình Đền tưởng niệm liệt sỹ Trường Sơn bến phà Long Đại đã hoàn thành sau 2 năm thi công. Đền nằm trên ngọn đồi cao, với diện tích hơn 1.600m2, trước đền có dòng sông Long Đại chảy qua.

Đây không chỉ là công trình tri ân các anh hùng liệt sỹ trên đường Trường Sơn mà còn là “địa chỉ đỏ” trong hệ thống di tích lịch sử đường Trường Sơn để du khách thăm viếng, dâng hương khi đi trên đường Hồ Chí Minh nhánh Đông qua địa phận Quảng Bình.

10. Lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh

Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh

Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh

Vị khai quốc công thần, Thượng đẳng thần, Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm Canh Dần (1650) tại Xã Chương Tín, huyện Phong Lộc nay là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông là một kiệt tướng đời chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (Hiến Tông Hiếu Minh Hoàng đế 1691-1725) , một nhà quản lý hành chính xuất sắc trong quá trình mở nước về phương Nam thời chúa Nguyễn và là người có công xây dựng nền móng cho Sài Gòn, Gia Định, nay là TPHCM, An Giang, Đồng Nai, các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Mấy thế kỷ qua đi, dẫu thế sự thịnh suy thăng trầm, song trong ký ức bất diệt của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Quảng Bình nói riêng, tên tuổi và sự nghiệp của Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vẫn luôn luôn toả sáng.

Tác giả: Hoàng Thương – Netin Travel

#dulichquangbinh #vungchuadaoyen #dulichtamlinh #hangtamco #dulichtamlinh

Comments

Ghép tour Quảng Bình

Tìm tour