Mùa thu lá vàng, nước xanh, tuyết
trắng được coi là mùa đẹp nhất ở Lệ Giang. Nếu bay từ Hà Nội đi Côn Minh rồi đổi
máy bay chuyến nữa thì đến đây nhanh hơn, nhưng như thế sẽ không ngắm được
nhiều cảnh hùng vĩ bằng cách từ Hà Nội đi xe buýt sang Nam Ninh rồi bay đến Côn
Minh, xuống tàu hỏa đi Đại Lý, tiếp tục ngồi xe buýt tới Lệ Giang. 

Mùa thu lá vàng, nước xanh, tuyết trắng được coi là mùa đẹp nhất ở Lệ Giang. Nếu bay từ Hà Nội đi Côn Minh rồi đổi máy bay chuyến nữa thì đến đây nhanh hơn, nhưng như thế sẽ không ngắm được nhiều cảnh hùng vĩ bằng cách từ Hà Nội đi xe buýt sang Nam Ninh rồi bay đến Côn Minh, xuống tàu hỏa đi Đại Lý, tiếp tục ngồi xe buýt tới Lệ Giang.

Mùa thu lá vàng, nước xanh, tuyết trắng được coi là mùa đẹp nhất ở Lệ Giang. Nếu bay từ Hà Nội đi Côn Minh rồi đổi máy bay chuyến nữa thì đến đây nhanh hơn, nhưng như thế sẽ không ngắm được nhiều cảnh hùng vĩ bằng cách từ Hà Nội đi xe buýt sang Nam Ninh rồi bay đến Côn Minh, xuống tàu hỏa đi Đại Lý, tiếp tục ngồi xe buýt tới Lệ Giang.

 Tò mò vì show diễn rất lạ của đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu nên chúng tôi quyết định tới Lệ Giang xem cho biết. Đó là một sân khấu ngoài trời vĩ đại, phông màn là đồi núi được đục đẽo, sơn màu nâu đỏ, ghế khán giả là những ô xi măng nhỏ như gốc cây đặt trên một sườn đồi thoai thoải đối diện.

 Nơi đây có thác nước nhân tạo đổ cuộn, có cây cầu mô phỏng bằng cây nối hai quả đồi, có màn hình tinh thể lỏng “to vật vã”. Dàn âm thanh được tính toán tới mức tuyệt vời. Chỉ có ánh sáng là
trông cậy vào ông trời.

Không biết sân khấu ngoài trời thời La Mã hoạt động thế nào, chứ sân khấu này nhân tạo mà như tự nhiên, chẳng chê được chỗ nào. Mọi thứ hòa quyện, tác động lẫn nhau tạo ra cảm giác lôi cuốn dễ chịu – một điều không dễ làm đối với không gian mở, rộng lớn, nơi người xem và cả các diễn viên lọt thỏm trong sân khấu đầy các loại đạo cụ hoành tráng.

 Xem buổi ca nhạc kịch hiếm hoi

 Vở ca nhạc kịch hôm ấy kể về câu chuyện tình của người Naxi, một dân tộc ít người ở vùng này có nhiều phong tục tập quán lạ, mà nghe nói là đích thân Trương Nghệ Mưu dàn dựng, chỉ đạo chi tiết rồi “chuyển giao công nghệ”. Nội dung kịch nói về một đôi trai gái nghèo yêu nhau bị sự can thiệp của quyền lực và phong tục nên xảy ra những cảnh bi thương như tình sử Roméo và Juliet và suýt dẫn đến kết cục là cặp tình nhân tự tử bằng cách nhảy từ trên núi xuống.

 Kết thúc kịch có hậu, đoàn viên hạnh phúc như những câu chuyện châu Á, nhưng lồng ghép trong những màn, những cảnh giới thiệu và trình diễn khéo léo các phong tục và nghệ thuật của dân tộc Naxi. Nào cuộc sống xưa, nào những điệu hát múa dân ca, nào những nhạc cụ cổ được trỗi dậy hoành tráng trong những vũ điệu đầy màu sắc và theo nhịp trống…

Trống phách, những bộ gõ tre và tiếng vỗ tay tạo ra những nhịp dồn chen lẫn nhạc hùng tráng, kết những trường đoạn và chuyển cảnh nhanh, khéo léo, hướng sự chú ý của khán giả chạy vòng quanh sân khấu, hút tới những bùng nổ của điểm nhấn. Trong nhiều trường đoạn, các diễn viên diễn bằng sức lực, chạy lên đồi, tỏa tới từng góc người xem đang ngồi để hát múa tại chỗ. Ngựa, người rầm rập chung quanh, âm thanh nổi lên như từ mỗi chỗ ngồi.

 Chỉ có khoảng 200 khán giả, nhưng có tới 500 diễn viên. Diễn viên là dân trong làng, không chuyên nghiệp, tham
gia vào quy trình rất chặt chẽ với tiết tấu nhanh của các vở kịch. Trang phục dân tộc quen thuộc, ngựa, giỏ thồ hàng và gần như hết thảy đạo cụ đều là những vật dụng hàng ngày của người dân. Nhìn nét mặt các diễn viên mà không thấy ở họ “nét nghệ sĩ” vì không ai hóa trang, cứ để lộ vẻ chất phác với những nụ cười hồn nhiên.

 Diễn mà như không diễn, dường như không có cái gì giả tạo. Người xem có cảm giác chính mình cũng là diễn viên, cùng tham gia vào vở kịch. Sự thích thú lên đến đỉnh cao khi màn diễn kết thúc, diễn viên trở lại chính mình, hòa nhập với người xem trên sân khấu.

 Đến làng cổ Lệ Giang

 Lệ Giang ở vùng Tây Bắc xa xôi của tỉnh Vân Nam, sát với Tây Tạng, dưới chân núi Ngọc Long cao hơn 6.000m quanh năm tuyết phủ. Thành cổ này, nằm ở độ cao 2.400m, đã hơn 800 năm tuổi, năm 1977 được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Thoạt đầu nó được hình thành như một tụ điểm dừng chân của những đoàn ngựa thồ trên con đường buôn bán trà, rồi sau đó trở thành cái chợ vùng cao, thành một làng buôn bán sầm uất… Vài trăm năm trước, nơi đây là trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục của vùng này đồng thời là trung tâm thương mại giữa Vân Nam và Tây Tạng, giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Kiến trúc cổ, mái ngói âm dương, cột gỗ đặc trưng kiểu Trung Hoa, nhưng trở nên nổi tiếng nhờ sự độc đáo: Nhiều con đường đá cặp sát những con mương quanh co giữa phố cổ và cả leo lên đồi.

Lệ Giang nghĩa là dòng sông đẹp, tên ấy xuất phát từ vị trí của nó nằm giữa dải sông đẹp Jinsha. Thành cổ nằm gọn trong khu vực rộng 3,8km2, được đặt tên là Đại Nghiên Thành, nghĩa là Thành phố Nghiên mực lớn. Nó giống như một cái nghiên mực khổng lồ, từ trung tâm các mương tỏa dòng ra các ngóc ngách quanh co của thành cổ.

Mấy hướng dẫn viên cẩn thận dặn du khách nếu bị lạc thì cứ ngược dòng nước trong mương là về quảng trường trung tâm ở nơi cao nhất. Mương ở giữa, quán xá một bên, nối với đường bằng các cây
cầu gỗ.

Người ta bảo cuộc sống của thành cổ Lệ Giang phụ thuộc vào các dòng nước và đó chính là một sự khác biệt dịu dàng so với các thành phố khác ở Trung Quốc. Nếu văn hóa truyền thống Đông Ba được xem
là tâm hồn của phố cổ Lệ Giang, là một phần không tách rời của dân tộc Naxi, kết hợp hài hòa và tổng hợp giữa văn chương, hội họa, nhạc, múa và lễ nghi tôn giáo. 

Lệ Giang có cuộc sống dễ chịu như cuộc sống của một làng nghề, làng buôn bán, du lịch. Tiếng búa của thợ kim hoàn vẫn chan chát từng góc phố, chen lẫn tiếng khung cửi lách cách. Các cụ già múa hát trên các quảng trường nhỏ trong các bộ cánh dân tộc, có người dắt ngựa, người đứng trước cửa nhà để… du khách ngắm nghía.

Cuộc sống theo nhịp cổ xưa chen lẫn cái bon chen thời nay. Mấy bà già trong bộ quần áo cũ bán mấy món bánh rán, bánh xèo, khoai luộc kế bên cửa hàng thời trang. Vài ông già kéo chiếc xe ba bánh cọt kẹt chở than tổ ong lách qua đám nam thanh nữ tú tóc vàng mắt xanh vào các ô tủ chứa hàng hiệu. Mọi thứ dường như đều chộn rộn trên con đường đá mòn bóng bao quanh phố cổ…

Nếu đi theo tour du lịch, chắc du khách sẽ không được ngủ trong làng cổ, nên nhiều người chọn cách “du lịch bụi” có cái thú riêng. Ngủ trong phố cổ giữa những căn nhà gỗ xinh xinh bao quanh khoảnh sân nhỏ xíu theo kiểu Trung Hoa xưa vẫn khoái hơn trong các khách sạn đơn điệu đâu cũng có.

Du lịch bụi đi Trung Quốc chỉ có cái phiền nhất là ngôn ngữ, phải thuê phiên dịch. Ở Lệ Giang có lẽ đỡ hơn một chút vì thỉnh thoảng cũng gặp được vài công ty du lịch nhỏ mời chào bằng tiếng
Anh. Trong làng cổ ấy cũng có vài nhà cho thuê do người từ Hong Kong về đầu tư.

Những dãy phố ven các con mương nhỏ nối các quán ăn. Từ chiều cho đến đêm, những dãy phố này tấp nập, dìu dặt trong ánh đèn lồng đủ màu. Đủ các món ăn Pháp, Ý và tất nhiên là các món của người
dân tộc thiểu số, cả những món côn trùng. Phố cổ mà vẫn có các quán bar kiểu phương Tây với những ban nhạc nặng chen lẫn một cách tự nhiên với những quán cà phê kiểu phương Đông yên ắng lững lờ.

Cả một quả đồi với các mái ngói cong rực sáng trong đêm. Màu đỏ ấm thấp thoáng màu cây lá được chiếu sáng theo một lối thiết kế khá bắt mắt. Tiếng róc rách từ những guồng nước quay từ thuở xưa nhịp với tiếng leng keng của những cái chuông nhỏ xíu buộc tên những tình nhân với nhau được treo trên vòm lối đi.

Ở Lệ Giang có nhiều cái thú. Đó là thiên nhiên hùng vĩ, sơn thủy hữu tình và một phim trường của biết bao phim nổi tiếng. Những kiến trúc cổ ở đây như cái nôi chứa đựng bên trong bao nhiêu nét văn hóa truyền thống, mỗi cái gắn với biết bao câu chuyện như cổ tích mà đến đây thì ai cũng muốn nghe, muốn biết.

Côn Minh – Thạch Lâm – A Lư – Cổ Động 7 Ngày 6 Đêm

Thời gian: 7 ngày 6 đêm

KH Tháng: 23 hàng tháng

Phương tiện: tầu hỏa, xe

Điện thoại: 0523 850 505

Liên hệ ngoài giờ: 09123 56056

Hành trình: Côn Minh – Thạch Lâm – A Lư – Cổ Động

Xem chi tiết

[/tab]
[/tabs]

Lịch trình

Các chú ý và điều khoản