Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cổ Cung (theo cách gọi ngày nay), nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước đây, là cung điện của 24 triều vua từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Các cung điện đồ sộ trong Tử Cấm thành được bắt đầu xây dựng vào năm thứ 4 đời vua Vĩnh Lạc – vị hoàng đế kiệt xuất của triều Minh, và là một trong những vị vua lỗi lạc của Trung Quốc (tức là năm 1406), và hoàn thành sau 14 năm (tức là năm 1420).  

Vẻ bí hiểm nhưng vô cùng tráng lệ của Tử Cấm Thành.

Vào thời xưa, hoàng đế tự cho mình là chân mệnh thiên tử (con của trời), vì thế họ có quyền lực tối cao. Họ cho rằng, cung điện của họ ở mặt đất là “bản sao”, được xây dựng giống hệt như Thiên cung trên trời, nơi mà chỉ có các vị thần sinh sống. Một nơi thiêng liêng như thế này thì không thể để những người dân thường lui tới, chính vì vậy cái tên Tử Cấm Thành đã ra đời. Chữ “Tử” trong từ “Tử cẩm thành” có nghĩa là “màu tím”, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi Viên ở trên trời là nơi ở của Trời, vua là con Trời nên nơi ở của vua cũng gọi là “Tử”, “Cấm Thành” là khu cấm dân thường ra vào.

Tử Cấm Thành sừng sững giữa lòng Bắc Kinh.

Kiến trúc xa hoa, lộng lẫy của Tử Cấm Thành là biểu tượng của sự đỉnh cao trong kiến trúc nói chung, và là công trình tiêu biểu cho nền kiến trúc truyền thống của Trung Quốc. Trải qua bao thăng trầm của đất nước, nơi đây thực sự đã trở thành kho báu lịch sử và văn hóa Trung Quốc, và được  công nhận là một trong 5 cung điện quan trọng nhất thế giới.

Kiến trúc cầu kì và tráng lệ của Tử Cẩm Thành.

Trong suốt năm 1961, Tử Cấm Thành được coi là một di tích lịch sử vô cùng quan trọng, được chính phủ Trung ương Trung Hoa bảo tồn và gìn giữ đặc biệt. Năm 1987, UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc) công nhận Tử Cấm Thành là di sản văn hóa thế giới.

Ngai vàng trong điện Bảo Hòa.

Tử Cấm Thành là một quần thể kiến trúc bằng gỗ quy mô nhất thế giới nằm trên diện tích 72 ha, có tổng số 150.000 mét vuông sàn; có 90 sân và cung điện, 8.704 phòng, và 980 tòa nhà; xung quanh có tường thành cao 10m bao bọc, ven ngoài tường có hào nước rộng 52m. Bốn góc thành có 4 tháp canh, 4
mặt thành có 4 cửa ra vào đối diện nhau: Ngọ Môn (phía Nam), Thần Vũ Môn (phía Bắc), Đông Hoa Môn (phía Đông), Tây Hoa Môn (phía Tây).  Các kiến trúc quan trọng của Cố Cung đều nằm trên 1 đường trục Nam – Bắc ở chính giữa. Hai bên là
các kiến trúc phụ đối xứng nhau.

Toàn cảnh khuôn viên Tử Cấm Thành.

Trong thư viện Trung Quốc có rất nhiều sách và tài liệu ngay cả truyện mô tả rằng thành Bắc Kinh cũng như nhiều cung điện trong Tử Cấm Thành được thiết kế và xây dựng bởi một người Việt Nam. Đó là ông Nguyễn An một quan
thái giám bị quân Minh bắt khi họ xâm lược VN dưới thời Hồ Qúy Ly. Ông này giỏi về xây cất nên được nhà Minh trọng dụng làm trưởng công trình.

Chúng ta hãy cùng bắt đầu chuyến tham quan di sản văn hóa thế giới này nhé!

Cửa Ngọ Môn đứng sững sững giữa đất trời.

Đây là Cửa Ngọ Môn, cửa chính để vào Cố Cung nằm ở phía Nam trên trục chính. Khi vào cửa Ngọ Môn, trước mặt là 1 quảng trường có con sông Kim Thuỷ chảy ngang qua hình dây cung. Chính giữa có 5 chiếc cầu bằng đá trắng lớn, hai bên cầu và hai bên sông đều có lan can bằng đá trắng.

Người dân tham quan Điện Thái Hòa.

Cửa Thái Hoà cửa lớn của 3 điện lớn ở Tử Cấm Thành, đằng trước có 7 gian dựng trên 1 nền đá cao. Ở 2 bên phía trước có con sư tử đồng ngồi ở bệ đá. Điện Thái Hoà là ngôi điện quan trọng nhất của Tử Cấm Thành, không chỉ vì vị trí của nó ở trung tâm Tử Cấm Thành mà về hình thể kiến trúc, về trang trí và các mặt khác đều đứng hàng đầu trong quần thể kiến trúc đó. Trang trí ở điện Thái Hoà phần lớn là hoa văn hình rồng. Trong điện Thái Hoà có 6 cây cột giữa sơn son thếp vàng với hình những con rồng vàng
lượn khúc. Ở trần nhà, trên đầu 6 cây cột được thiết kế tạo dáng như hình 1 cái giếng hình vuông rồi dần dần thu nhỏ lại, từ hình vuông chuyển thành hình bát giác và trên cùng vẽ hình 1 con rồng lượn khúc mặt nhìn xuống dưới, phía trước là 1 khối thủy tinh hình tròn. Bệ rồng của nhà vua là 1 ngai vàng đặt trên bục
gỗ dưới cây cột vàng. Từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, người ta cộng lại tất cả có 12.654 hình con rồng uốn lượn trong mọi tư thế.

Đường vào Cung Càn Thanh.

Đây là cung lớn ở phía sau Tử Cấm Thành, nơi ở của Nhà vua và Hoàng Hậu. Ở đây còn là nơi vua tiếp kiến các đại thần và giải quyết công việc hàng ngày.

Sân rồng của Cung Càn Thanh có hai cửa Đông Tây mang tên Nhật tinh và Nguyệt Hoa, tượng trưng cho Nhật, Nguyệt.

Ngự hoa viên.

Phần phía sau cùng ở Tử Cấm Thành là Ngự hoa viên mà trong các sách Việt Nam thường gọi là Vườn Thượng Uyển. Vườn Thượng Uyển được xây dựng vào năm 1417, trong có điện Thọ Hoà. Đây là nơi cảnh sắc thiên nhiên ngập tràn, khác hẳn với sự nguy nga tráng lệ của các cung điện trong Tử Cấm Thành.

Chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng tiếp vẻ đẹp xa hoa mà cổ kính của Tử Cấm Thành.

Hình ảnh rực rỡ của sân trong Tử Cấm Thành.

Giữa cái trong xanh của trời và nước là một tòa tháp tại góc phía Tây Bắc Tử Cấm Thành.

Trần cung điện trong Ngự Hoa Viên được thiết kế tỉ mỉ đến từng chi tiết

Phía sau cổng Mao Trạch Đông là quảng trường Thiên An Môn.

Vẻ đẹp đằm thắm của một con kênh bên bờ Tử Cấm Thành.

Mái điện được chạm trổ đầu rồng kì công.

Hai con sư tử mạ vàng trước Cung Ninh Thọ.

Bậc thềm cũng được chạm trổ rồng bay cung phu.

Chín con rồng uốn mình bảo vệ Cung Ninh Thọ.

Bắc Kinh 4 ngày 3 đêm

Thời gian: 4 Ngày 3 đêm

Khởi hành: Hàng tháng

Phương tiện: hàng không VN

Điện thoại: 0523 850 505

Liên hệ ngoài giờ: 09123 56056

Hành trình: Hà Nội-Bắc Kinh

Lịch trình

Các chú ý và điều khoản